Top 5 sự thật thú vị mà ít ai biết về bia hơi Hà Nội Keg
Ở Việt Nam, bia hơi là sản phẩm quen thuộc luôn góp mặt vào các cuộc nhậu, các buổi liên hoan, hay chỉ đơn giản là những cuộc gặp mặt tình cờ. Đặc biệt là trong ngày hè nắng nóng sắp tới nhu cầu lại càng tăng nhiều hơn nữa. Tuy quen thuộc như vậy nhưng mà có những điều thú vị mà ít ai biết về bia hơi Hà Nội Keg, nào chúng ta cùng khám phá nhé!
Bia hơi Hà Nội liệu có phải do người Việt Nam xây dựng?
Bia hơi Hà Nội là thương hiệu không xa lạ gì không chỉ với người dân Hà Nội mà nó còn len lỏi khắp các góc phố, miền quê. Chắc hẳn trong chúng ta hầu như ai cũng nghĩ cái tên đã nói lên tất cả, bia Hà Nội chắc chắn do người Hà Nội xây dựng sáng tạo ra phải không? Nhưng sự thật là hoàn toàn không phải như vậy.
Vào những năm 1890, đó là thời kỳ đất nước ta bị người Pháp xâm lược, và cũng chính họ mới là những người tiền đề xây dựng nên thương hiệu bia nổi tiếng ngày nay. Lúc đó thì họ đã cho tiến hành xây dựng nhà máy bia ở Hà Nội, mới đầu thì chỉ có người Pháp và thêm một số quan chức ở Hà Nội mới được thưởng thức. Dần dần thì bia hơi được phân phối tiêu thụ ở một số vùng thành phố khác ở miền Bắc phục vụ cho tầng lớp thượng lưu.
Nhà máy bia này ban đầu được đặt tên là Hommel- là tên một người Pháp. mãi sau này vào năm 1954, khi mà miền Bắc được giải phóng thì mới được đổi tên thành nhà máy bia Hà Nội và giữ nguyên đến ngày nay.
Nhà máy bia Hommel
Sản lượng nhà máy bia sẽ khổng lồ như thế nào?
Ngày hè nóng nực đến rồi lại là lúc mà bia hơi Hà Nội lên ngôi rồi. Liệu có lúc nào chợt nghĩ lượng bia phải sản xuất lớn thế nào để đáp ứng đủ nhu cầu lớn như thế không?
Thực ra mới đi vào hoạt động thì sản lượng rất ít chỉ 150 lít/ngày khi đó còn là tên cũ Hommel. Từ sau khi miền Bắc giải phóng, đổi tên thì nhà máy bia tăng sản lượng phục vụ nhu cầu của người dân. Công suất nhà máy được tăng rất nhanh qua các năm, năm 1960 đạt 15000000 lít/năm đến 1970 đạt khoảng 20000000 lít/năm. Các công cụ máy móc ngày càng được cải tiến hiện đại, đến năm 2004 con số đã được nâng lên đến 100 triệu lít/năm và 2012 đã đạt khoảng 612 triệu lít.
Hiện nay, nhà máy bia Hà Nội đã mở rộng sản xuất ra nhiều nhà máy khác nhau như ở Mê Linh, Hưng Yên,…. Các bạn hãy tưởng tượng ra con số sẽ lớn đến nào nhé!
Một khu vực nhỏ của Nhà máy bia Hà Nội
Vị đắng của bia hơi Hà Nội là do đâu?
Trong quá trình sản xuất bia hơi Hà Nội, ngoài nguyên liệu chính là lúa mạch thì còn có một nguyên liệu không thể thiếu đó chính là hoa bia. Đây chính là nguyên liệu quan trọng để có thể tạo ra được vị thơm ngon của bia và cả vị đắng.
Hoa bia hay còn có tên gọi khác hoa houblon là một loài cây leo có thể sống lên đến 30-40 năm. Cũng giống như các cây khác nó thì cũng chia ra thành hoa đực và hoa cái riêng. Tuy nhiên không phải tất cả mọi hoa bia đều có thể sử dụng cho quá trình sản xuất bia được đâu nhé. Có một điều rất là đặc biệt là chỉ có những hoa cái mà chưa được thụ phấn mới được dùng để tạo vị đắng cho bia thôi. Thật thú vị phải không nào!
Hình ảnh hoa bia hay hoa houblon
Bia hơi Hà Nội tại sao lại không thể để ở nhiệt độ phòng như các loại bia chai khác?
Uống bia lâu năm chắc hẳn ai cũng biết bia hơi phải bảo quản ở nhiệt độ lạnh, để ngoài không khí rất dễ bị hư. Nhưng có ai tự đặt ra câu hỏi cùng là bia cả sao bia khác có thể bảo quản ở nhiệt độ phòng mà bia hơi lại thể không?
Cùng gọi là bia cả nhưng nó lại hoàn toàn không giống nhau! Bia hơi Hà Nội chính là bia tươi sống, chưa thanh trùng do vậy mà có nhiều men vi sinh vật đang hoạt động. Trong môi trường nhiệt độ lạnh thích hợp, sẽ ức chế được sự hoạt động của các men vi sinh vật có trong bia. Do vậy, bia hơi cần được bảo quản ở nhiệt độ thích hợp để giữ được hương vị thơm ngon trọn vị, cũng như đảm bảo được sự an toàn cho người.
Ánh sáng mặt trời liệu có gây ảnh hưởng đến bia hơi?
Ánh sáng mặt trời là khởi nguồn cho mọi sự sống, tuy nhiên nó lại là yếu tố kiêng kỵ nhất khi bảo quản bia hơi. Thật là kì lạ quá!
Như đã nói trên hoa bia là một thành phần không thể thiếu để tạo vị đắng cho bia. Tuy nhiên khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, hợp chất humulones– hợp chất có trong hoa thì chúng sẽ tương tác với nhau. Khi đó sẽ xảy ra một phản ứng hóa học là lên men và nó sẽ ảnh hưởng đến chất lượng bom bia, hỏng hương vị của bia.
Do vậy mà đối với các cơ sở kinh doanh lớn và vừa họ thường bảo quản bia bằng kho lạnh, các cơ sở nhỏ lẻ thì thường sử dụng tủ để bảo quản bia hơi.
Tủ bảo quản bia hơi
Trên đây là một số điều thú vị mà ít ai biết về bia hơi Hà Nội. Nào bây giờ thì chúng ta tự thưởng cho mình những cốc bia mát lạnh để xua tan đi cái nắng của mùa hè nhé!
Cơ chế
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN NGAY HÔM NAY
ĐỂ NHẬN ƯU ĐÃI CỰC LỚN!!!